=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Ảnh: FBNV
Cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ chưa đến giai đoạn khiếu nại chính thức. Nhà chức trách chỉ đang đặt câu hỏi về việc liệu có phải Nvidia làm khó khách hàng khi muốn chuyển sang chip AI của nhà cung ứng khác hay không. Nvidia đang chiếm hơn 80% thị trường chip trung tâm dữ liệu AI.
Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng sau khi Viện quản trị cung ứng (ISM) công bố khảo sát hằng tháng cho thấy số liệu của hoạt động sản xuất trong nước thấp hơn dự báo, gây lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng dấy lên hi vọng FED sẽ giảm lãi suất.
Trong năm qua, cổ phiếu bán dẫn tăng mạnh dựa trên kỳ vọng sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thúc đẩy các công ty mua nhiều chip và bộ nhớ hơn để theo kịp yêu cầu tính toán đối với các ứng dụng AI. Phân khúc này do Nvidia – hãng thống trị thị trường chip trung tâm dữ liệu AI – dẫn đầu. Năm 2024, cổ phiếu Nvidia đã tăng 118%.
Tăng trưởng mạnh mẽ của Nvidia trong vài năm gần đây gắn trực tiếp với chip AI trong trung tâm dữ liệu. Công ty đã theo đuổi nó nhiều năm trước khi các đối thủ AMD và Intel nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Gần một thập kỷ trước, hãng phát triển ngôn ngữ lập trình cho chip của mình có tên CUDA. Đây là công cụ quan trọng dành cho các kỹ sư đào tạo mô hình AI tiên tiến như thứ đứng sau ChatGPT.
Nhiều khách hàng hàng đầu của Nvidia là những doanh nghiệp đám mây cũng như “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Meta, Amazon và Tesla.
Khi chip AI của Nvidia trở thành món hàng “nóng”, công ty lại giới thiệu các gói thuê bao phần mềm doanh nghiệp mới và tiếp thị các sản phẩm mạng như bổ sung quan trọng để tận dụng tối đa sức mạnh các con chip.
Các doanh nghiệp chip khác cũng đang cố gắng tận dụng “cơn sốt” để tăng trưởng. Intel và AMD bán chip AI dù tỷ lệ còn thua xa Nvidia. Broadcom sản xuất chip TPU cho Google còn Qualcomm quảng cáo chip của hãng là loại tốt nhất để chạy AI trên điện thoại Android.
Tuần trước, Nvidia báo cáo doanh thu 30 tỷ USD trong giai đoạn 3 tháng kết thúc vào tháng 7, cao hơn mong đợi của nhà đầu tư. Doanh thu từ mảng trung tâm dữ liệu – bao gồm chip AI – tăng 154% so với cùng kỳ năm 2023, một phần nhờ các “gã khổng lồ” Internet và đám mây mua hàng tỷ USD chip của hãng mỗi quý.
Nvidia dự đoán doanh số quý này tăng trưởng 80%.
(Theo CNBC, Bloomberg)
" alt=""/>Nvidia mất gần 300 tỷ USD trong một ngàyĐiểm số quan trọng
Chỉ số PCI năm 2023 của Hải Dương đứng thứ 17 cả nước, tăng 15 bậc so với năm trước đó. Thứ hạng PCI của tỉnh cũng đứng thứ 5 trong số 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, tăng 4 bậc.
Tuy nhiên bên cạnh các chỉ số thành phần nổi trội, điểm thăng hạng thì chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh lại giảm điểm, chỉ đạt 5,02, thấp nhất trong 10 chỉ số thành phần.
Chỉ số này của tỉnh cũng đứng tốp cuối cả nước và đứng thứ 10 trong vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ hơn tỉnh Thái Bình. Đây là một hạn chế của tỉnh cần phải khắc phục để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thông tin để trống hoặc chậm được cập nhật là một hạn chế của một số website hiện nay. Đơn cử, phóng viên thử vào trang website của 2 sở, ở Tiểu mục "Tiếp cận thông tin", khi bấm vào mục "Thông tin đấu thầu" (hoặc mục "Dự án, đầu tư, đấu thầu") hay mục "Thông tin dự án" thì đều nhận được dòng: "Năm 2022, chuyên mục Thông tin đấu thầu chưa có tin bài, hãy chọn năm khác"...
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin là 1 trong 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này đo lường khả năng tiếp cận các thông tin, quy định, văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời đánh giá vai trò, tiếng nói của doanh nghiệp trong việc xây dựng các quy định, chính sách. Chỉ số này phản ánh các doanh nghiệp có được tiếp cận thông tin một cách công bằng, bình đẳng hay không.
Tiếp cận thông tin là chỉ số thành phần quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, dữ liệu, quy định để định hướng, tính toán đầu tư, phát triển thị trường. Vì thế đây là 1 trong 3 chỉ số có trọng số điểm cao là 20%. Điều này thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của chỉ số tiếp cận thông tin đối với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lợi nhuận.
Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu cụ thể. Đó là tiếp cận tài liệu quy hoạch, pháp lý; minh bạch trong đấu thầu; tỷ lệ doanh nghiệp khi yêu cầu nhận được thông tin, văn bản được cơ quan quản lý cung cấp; số ngày chờ đợi thông tin.
Thông tin trên website của tỉnh về các ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ đầu tư, văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản pháp luật được đánh giá là hữu ích…
Doanh nghiệp muốn tiếp cận thông tin gì?
Để có thể xây dựng, hoàn thành và đưa dự án sản xuất, kinh doanh vào hoạt động, nhà đầu tư luôn có sự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin cụ thể, rõ ràng và thận trọng. Các doanh nghiệp đều mong muốn có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, khách quan để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Từ đó có sự so sánh, đối chiếu các quy định, thủ tục tại các địa phương, lựa chọn môi trường thuận lợi nhất để đầu tư. Vì vậy, thông tin chính là yếu tố dẫn dắt để doanh nghiệp quan tâm, lựa chọn đầu tư.
Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, anh Nguyễn Trí Công, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiến Minh Tâm (TP Hải Dương) khẳng định chỉ khi tiếp cận đầy đủ nguồn thông tin, doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược phát triển phù hợp.
Với đặc thù nghề nghiệp, anh Công luôn phải nắm bắt trước những thông tin về quy hoạch, dự án xây dựng, các quy định, văn bản pháp luật liên quan tới xây dựng để có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
Bên cạnh đó, anh cũng chủ động tìm hiểu về các thông tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các dự án hạ tầng giao thông, xã hội… của từng địa phương.
Những thông tin nền tảng là cơ sở, căn cứ để doanh nghiệp của anh Công xây dựng kế hoạch tìm kiếm thị trường, phát triển kinh doanh.
Tại Hải Dương, anh Công thường tìm kiếm thông tin qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, báo điện tử Hải Dương, website của một số sở, ngành, địa phương và các trang mạng xã hội.
“Thời buổi công nghệ thông tin, chúng tôi tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh khác nhau nhưng đây cũng lại là nguyên nhân gây nhiễu loạn thông tin. Vì thế chúng tôi mong muốn được tiếp cận những thông tin chính thống, xác thực từ nguồn tin uy tín, tin cậy”, anh Công bày tỏ.
Không chỉ muốn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin mà cộng đồng doanh nghiệp cũng mong được bày tỏ quan điểm, ý kiến để xây dựng, hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Trắc Thắng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, các doanh nghiệp tại Hải Dương chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa. Năng lực nội tại của những doanh nghiệp này tương đối khiêm tốn nên cần có sự hỗ trợ, đồng hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc được tham gia góp ý vào dự thảo các quy định, chính sách cũng là cách để doanh nghiệp chủ động nắm bắt sớm thông tin.
Ông Thắng cho hay: “Vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tích cực tham gia tư vấn, phản biện chính sách. Điều này đòi hỏi các thành viên hiệp hội phải tìm tòi, nghiên cứu thông tin vừa đưa ra ý kiến xác đáng. Cũng thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin về quy định, chính sách. Đồng thời nắm bắt được những thay đổi liên quan để điều hành hoạt động doanh nghiệp thuận lợi, suôn sẻ”.
Nỗ lực cải thiện
Thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp. Trong đó tập trung cho việc nâng cấp, thay đổi giao diện, bố trí phù hợp chuyên mục cho Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Cổng thông tin điện tử tỉnh là trang thông tin nằm trong tiêu chí đánh giá, nhận xét cho chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Việc đánh giá dựa trên yếu tố tính sẵn có của thông tin, độ mở, mức độ phổ biến của trang. Căn cứ vào cơ sở này, UBND tỉnh đã nâng cấp cổng thông tin với giao diện mới để người dân, doanh nghiệp dễ tìm kiếm thông tin.
Các chuyên mục cũng được thay đổi, sắp xếp phù hợp. Ở giao diện mới, cổng thông tin có chuyên mục "Hải Dương miền đất sáng" giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển, các di tích danh thắng, phong tục lễ hội, các doanh nhân trên địa bàn tỉnh. "Vận hội kinh doanh" là chuyên mục hướng tới cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến Hải Dương. Những thông tin về các doanh nghiệp, nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của tỉnh, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư, các chính sách thu hút đầu tư và danh sách cũng như thông tin tóm tắt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, cổng thông tin còn có 2 chuyên trang hỗ trợ riêng cho việc phản ánh kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp và chuyên trang hướng dẫn riêng về các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo lãnh đạo Trung tâm Công nghệ -Thông tin (Văn phòng UBND tỉnh), hiện trung tâm bố trí 3 biên tập viên để thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành, thông tin các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, thông tin quy hoạch những quy định mới để người dân, doanh nghiệp chủ động nắm bắt.
Ngoài cổng thông tin điện tử tỉnh, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin về Hải Dương qua các kênh, website của Báo Hải Dương, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, trang Zalo Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương, trang Facebook Trang tin Hải Dương…
Trong đó những nội dung được doanh nghiệp quan tâm như quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, ưu đãi thu hút đầu tư… được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin này đều được công khai, bảo đảm cho mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong tiếp cận thông tin.
Hiệu quả của những giải pháp mà tỉnh đưa ra để cải thiện tiếp cận thông tin sẽ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, ghi nhận sau một quá trình thực hiện.
Còn hiện tại, tỉnh đang nỗ lực tiếp thu, cải thiện từng chỉ số thành phần của PCI. Trong đó dành nhiều quan tâm cho chỉ số còn yếu là tiếp cận thông tin với kỳ vọng xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng nhằm thu hút các nhà đầu tư tìm tới.
Theo DŨNG CƯỜNG (Báo Hải Dương)